Theo như Benjamin Graham, tác giả cuốn sách nhà đầu tư thông minh thì một nhà đầu tư thành công trong thị trường chứng khoáng không phải là người có IQ cao, người nắm trong tay nhiều thông tin nội bộ hay là một người cực kì may mắn.
Điều bạn cần để thành công trong thị trường chứng khoán là xây dựng cho mình một mô hình giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn và khả năng kiềm chế “cảm xúc” aka rào cản lớn nhất ngăn cản sự thành công của một nhà đầu tư.
Cuốn sách “nhà đầu tư thông minh” sẽ giới thiệu cho bạn một mô hình đầu tư dựa trên logic giúp bạn kiềm chế cảm xúc nhất thời thường phát sinh trong quá trình đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Về độ tin cậy của phương pháp này thì với chiến thuật đầu tư được để cập trong quyển sách, Benjamin Graham đã trở thành một trong những nhà đầu tư thành công nhất trong vòng 100 năm gần đây. Các học trò của Graham cũng đạt được nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực đầu tư, trong đó không thể không điểm tên Warren Buffet – cái tên này luôn nằm trong top 10 người giàu nhất thế giới tính đến thời điểm mình viết bài này.
Và tất nhiên Warren Buffet đã nhấn mạnh về cuốn sách nhà đầu tư thông minh là một trong những cuốn sách tốt nhất về lĩnh vực đầu tư tính đến thời điểm hiện tại.
Trong bài viết này, mình sẽ tóm tắt ngắn gọn lại 5 ý chính được đề cập đến trong cuốn sách này để các bạn có thể dễ dàng đánh giá và đưa ra quyết định có nên mua sách hay không.
1. Giá cả và giá trị là hai định nghĩa hoàn toàn khác nhau
Hãy hình dung bạn sở hữu một công ty có giá trị $1000 và hằng ngày luôn có một anh môi giới tìm đến để ra giá mua công ty của bạn, giả sử tên anh ta là “Thị Trường”.
Hôm cao hứng “Thị” định giá công ty của bạn là $2600 😮 . Ngược lại, hôm nào tụt mood thì hắn định giá công ty bạn còn vỏn vẹn $500 😥 , mặc dù tại thời điểm đó, công ty của bạn đang trên chuỗi tăng 50% doanh số bán hàng so với những ngày trước.
Câu hỏi đặt ra là: bạn có nên nghe theo lời định giá của “quý ngài thị trường” này hay không ? ➡ câu trả lời ngắn gọn là không.
Vì sao ư ? theo Graham thì một cổ phiếu không chỉ là một dãy ký tự đi kèm với giá cả, mà nó còn thể hiện quyền sở hữu của nhà đầu tư với một phần doanh nghiệp đó. Và ngài thị trường thường hay ra giá không chính xác so với giá trị thực của doanh nghiệp.
Tại chương này, Graham khuyên bạn nên:
Mua cổ phiếu ở mức giá mà bạn thoải mái nắm giữ, mặc cho giá cả thị trường có tăng giảm ra sao.
Để dễ hình dung hơn, tưởng tượng bạn đang đi chợ mua rau, có 2 quầy hàng bán rau và ra giá bán lần lượt là 10,000đ và 15,000đ một bó. Chắc chắn bạn sẽ ghé vào quầy rau có giá 10,000đ trước tuy nhiên sau khi xem rau tại quầy này thì bạn thấy rau đã cũ và không thể nấu thành món ăn ngon được (giá trị cơ bản của một bó rau). Bạn tiếp tục quẹo lựa qua quầy rau còn lại và thấy rau còn rất tươi, chắc chắn sẽ làm cho món ăn của bạn ngon hơn. Mặc dù giá cao hơn nhưng mình chắc chắn rằng bạn sẽ chọn mua ở quầy có rau tươi hơn.
Vậy trong buôn bán thường ngày, thứ khiến bạn trả tiền cho một món đồ không phải là giá cả mà chính là giá trị của món đồ đó.
Vậy nên từ xưa ông cha ta đã có câu “Thuận mua vừa bán”.
Tại thời điểm Graham viết cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh”. Các nhà đầu tư luôn bị tác động bởi hằng trăm loại tin tức khác nhau về thị trường mỗi ngày, số lượng thông tin càng lớn thì chúng ta lại càng dễ bị cuốn vào một cuộc thỏa thuận với ngài thị trường hơn.
Ngoài những rủi ro thường trực thì ngài thị trường còn tạo ra nhiều cơ hội để bạn kiếm tiền, tuy nhiên cũng nên nhớ rằng bạn không cần lúc nào cũng phải “make a deal” thỏa thuận với hắn ta. Chỉ nên thỏa thuận khi bạn nhận thức được rủi ro và cơ hội trong cuộc thương lượng đó.
2. Quản lý rủi ro để đầu tư thụ động
Theo Graham thì có hai dạng nhà đầu tư chính: đầu tư thụ động (passive) và đầu tư chủ động (active).
Hầu hết mọi người đều thích hợp để trở thành nhà đầu tư thụ động, vì đa số chúng ta vẫn còn dành nhiều thời gian cho công việc chính hơn.
Nhà đầu tư thụ động nên tạo cho mình một danh mục đầu tư (portfolio) bao gồm: cổ phiếu và trái phiếu.
Graham khuyên rằng danh mục này nên được cân bằng ở tỉ lệ 50% – 50%. Tỉ lệ này sẽ thay đổi và bạn nên cân bằng nó về tỉ lệ 50-50 một hoặc hai lần hằng năm.
Ví dụ sau 1 năm đầu tư danh, mục đầu tư của bạn trở thành 60% cổ phiếu và 40% trái phiếu. Bạn nên bắt đầu bán bớt cổ phiếu và mua thêm trái phiếu để cân bằng danh mục đầu tư.
Quan trọng nhất, bạn nên đầu tư sớm và đều đặn. Ví dụ, hằng tháng sau khi lãnh lương bạn nên trích một phần tiền lương cố định để dành cho việc đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu. Đây còn được gọi là chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư (Dollar cost averaging). Chiến lược này đem lại 3 lợi ích chính sau:
- Giảm thiểu rủi ro mua cổ phiếu sai thời điểm
- Độc lập giữa đầu tư và cảm xúc
- Tập cho bạn thói quen suy nghĩ dài hạn, bỏ qua những biến động ngắn hạn của thị trường
Riêng về danh mục đầu tư cổ phiếu, Graham đã chỉ ra 8 lưu ý cho các nhà đầu tư thụ động khi đầu tư vào thị trường chứng khoán:
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư: 10-30 công ty, không nằm trong cùng 1 lĩnh vực.
- Chọn công ty lớn: rủi ro thấp
- Tìm kiếm những công ty có sức khỏe tài chính tốt: tỉ số thanh khoản hiện thời (current ratio) ~200%
- Công ty có trả cổ tức đều đặn trong 10 năm qua
- Không có dấu hiệu sụt giảm lợi nhuận trong 10 năm qua
- Có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tối thiểu 33% trong 10 năm qua
- Định giá thị trường < (tổng tài sản – tổng nợ)*1.5
- P/E < 15
3. Phẩm chất cần có của nhà đầu tư chủ động
Việc các nhà đầu tư thụ động dễ dàng đạt được mức lời trung bình 15% mỗi năm khiến cho mọi người dễ dàng bị lầm tưởng rằng, mình chỉ cần bỏ thêm một ít thời gian để nghiên cứu thêm về đầu là đã có thể trở thành nhà đầu tư chủ động.
😆 😆 😆 😆 Thật đáng tiếc là không dễ dàng như vậy…
Để trở thành một “active investor” thành công bạn cần có nhiều thứ hơn là logic, theo cuốn “nhà đầu tư thông minh” Graham chỉ ra rằng bạn cần những đặc điểm sau:
- Sự kiên nhẫn
- Tính kỉ luật
- Khả năng tự học
- Thời gian, rất nhiều thời gian
Ngay cả chính những chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư cũng đã từng là nạn nhân của sự cám dỗ của thị trường chứng khoán.
Vào đầu những năm 2000, khi mà các bong bóng công nghệ đã chạm thời khắc đỉnh điểm của sự co dãn 😮 và sẵn sàng vỡ tung bất kì lúc nào. Một giám đốc chiến lược của 2 quỹ đầu tư lớn đã mạnh dạn tuyên bố, trỉ trích những nhà đầu tư, quỹ đầu tư nào đã bán các khoản đầu tư từ các công ty công nghệ và khẳng định rằng “đó là một sai lầm tệ hại mà một nhà đầu tư có thể mắc phải”, và kết quả thì… ông lại tự vả mồm.
Cần lưu ý rằng mặc dù là một công ty tốt và uy tín cỡ nào đi nữa thì, khoản lợi nhuận hằng năm của công ty vẫn sẽ là một con số có hạn, cho nên cái giá mà các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào công ty đó cũng chỉ nên là những con số có hạn.
Giá cả là một yếu tố cực kì quan trọng đối với những nhà đầu tư chủ động. Thị trường thường ra giá đắt đỏ đối với những công ty đang tăng trưởng nhanh & đã vượt qua được giai đoạn khó khăn trước đó, ngược lại thị trường thường đánh giá thấp các công ty đang trong giai đoạn phát triển và đang đối mặt với một số thử thách lớn. Để tối ưu hóa lợi nhuận thu về từ các khoản đầu tư, nhà đầu tư chủ động nên tìm kiếm những công ty có tiềm năng và đang bị thị trường đánh giá thấp “undervalue”. Graham khuyên các nhà đầu tư chủ động nên đầu tư vào những công ty có giá thị trường đang nhỏ hơn tài sản lưu động của nó. Thật đáng tiếc rằng các công ty kiểu này rất khó kiếm và không xuất hiện nhiều trên thị trường 😥
Benjamin Graham một lần nữa cung cấp cho chúng ta một phương pháp thay thế cải tiến dành cho đầu tư chủ động:
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư:
10-30 công ty4-6 công ty đầu ngành, không nằm trong cùng 1 lĩnh vực. Chọn công ty lớn: rủi ro thấp- Tìm kiếm những công ty có sức khỏe tài chính tốt: tỉ số thanh khoản hiện thời (current ratio)
~200%~150% - Công ty có trả cổ tức đều đặn
trong 10 năm quatrong 1 năm qua - Không có dấu hiệu sụt giảm lợi nhuận
trong 10 năm qua - Có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ổn định
tối thiểu 33% trong 10 năm qua - Định giá thị trường < (
tổng tài sảntổng tài sản hữu hình – tổng nợ)*1.51.2 - P/E
< 15linh hoạt theo tình huống của công ty, nghành
4. Biên độ an toàn khi đầu tư (safety of margin)
Hiểu đơn giản là “còn thở còn gỡ”. Bạn có thể mắc nhiều sai lầm trong quá trình đầu tư, nhưng không phải là những sai làm chí mạng. Để quá trình đầu tư diễn ra một cách đều đặn và lâu dài, bạn cần có một chiến lược quản lý rủi ro tốt cho phép bản thân mắc các sai lầm không ảnh hưởng đến quá nhiều về trạng thái đầu tư của bạn.
Trong cuốn sách “nhà đầu tư thông minh” Graham cung cấp thêm cho chúng ta một phương trình thần thánh được dùng để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư.
Giá thị trường = thu nhập hiện tại của công ty * (8.5 + 2 * tốc độ tăng trưởng hằng năm dự kiến)
Chú thích: tốc độ tăng trưởng hằng năm dự kiến là số dự đoán tốc độ tăng trưởng hằng năm của công ty này trong vòng 5 năm tiếp theo
Các bạn nên mua cuốn sách này vì nó còn cung cấp nhiều phương trình và chiến lược khác cũng rất hay trong đầu tư chứng khoán.
5. Rủi ro và phần thưởng không phải lúc nào cũng tương quan
Đa số mọi người thường nghĩ rằng, rủi ro càng lớn thì phần thưởng càng lớn và ngược lại. Tác giả cuốn sách không đồng ý với quan điểm trên, ông cho rằng:
“Không phải lúc nào bạn cũng cần phải nhận rủi ro cao hơn để lấy phần thưởng lớn hơn”
Ví dụ tại thị trường chứng khoán Việt Nam FPT là một công ty uy tín, lớn, tăng trưởng tốt. Mỗi ngày ông nội tên “giá thị trường” sẽ ra một cái giá để bạn có thể mua cổ phiếu của FPT. Năm 2020, khi thế giới đang hứng chịu những tác động từ dịch covid 19 khiến cho giá cổ phiếu của FPT tại thời điểm tháng 3, 4 rớt chỉ còn 30,000vnđ cho 1 cổ phiếu FPT. Tại thời điểm này, nếu như bạn thường xuyên theo dõi sức khỏe tài chính của FPT và nhận ra tác động từ dịch covid chỉ là ảnh hưởng tạm thời đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp này. Thì đến giữa năm 2021 giá của cổ phiếu này không những quay lại mức trung bình trước đó mà còn tăng lên thành 100,000vnđ cho 1 cổ phiếu.
Và chính tại thời điểm này, rất nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn được để ra trong cuốn sách “nhà đầu tư thông minh” mà bạn có thể mua vào lúc đó. Nếu như bạn nắm giữ một công ty có giá trị với mức giá rất thấp thì rủi ro thua lỗ của bạn cho khoản đầu tư cũng đã được giảm đi rất rất nhiều.
Các bạn nghĩ sao về những lời khuyên của Benjamin Graham trong cuốn “Nhà đầu tư thông minh” ? chúng vẫn có thể được áp dụng trong thời điểm hiện tại hay không? Theo mình thì câu trả lời ngắn gọn sẽ là không, tuy nhiên bạn vẫn có thể áp dụng về mặt mindset, tư tưởng trong lĩnh vực đầu tư vì về cơ bản, kết quả của việc đầu tư phụ thuộc rất lớn vào mindset của từng người.
Lời khuyên của mình là, mua cuốn “The intelligent investor” dịch ra tiếng việt là “Nhà đầu tư thông minh” ngay và luôn nếu như bạn đang muốn tìm hiểu và học hỏi về đầu tư nhé 😉